• Nhà máy nước
  • Thành phố Tây Ninh

Chính sách phát triển ngành nước: Cơ hội, khó khăn và thách thức

Thứ ba - 19/01/2016 16:07
Sáng ngày 1/3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên với chủ đề "Chính sách phát triển ngành nước - Cơ hội, khó khăn, thách thức và kiến nghị". Hội nghị do Anh hùng lao động Cao Lại Quang - Nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát n��ớc Việt Nam chủ trì.
Chính sách phát triển ngành nước: Cơ hội, khó khăn và thách thức

Tham dự hội nghị còn có ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo sở, ban, ngành một số tỉnh thành lân cận và cùng đông đảo các doanh nghiệp ngành cấp thoát nước.

Hội nghị tập trung thảo luận những cơ hội, thách thức, khó khăn trong chính sách phát triển ngành nước Việt Nam và đề xuất những kiến nghị trong thời gian tới.

Lãnh đạo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, các Bộ, ban, ngành và doanh nghiệp ngành nước đã trình bày các tham luận về những kết quả và bài học kinh nghiệm trong quá trình cổ phần hóa; đổi mới cơ chế về giá nước; hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn cấp thoát nước Việt Nam; khung chiến lược phát triển doanh nghiệp ngành nước…

Anh hùng lao động Cao Lại Quang, nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam chủ trì Hội nghị

Những năm qua, khung thể chế về phát triển cấp, thoát nước đã từng bước hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực cấp, thoát nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn vốn và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Theo thống kê, 10 năm qua nhiều chỉ tiêu của ngành đều tăng, cụ thể như: Tổng công suất các nhà máy nước đạt khoảng 9 triệu m3; tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 86%; tổng lượng nước thải được xử lý gần 1 triệu m3/ngày tương ứng với tỷ lệ xử lý nước thai đô thị đạt khoảng 15-16%; 193/223 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội nghị
Mặc dù vậy, cơ chế chính sách phát triển ngành nước vẫn còn nhiều bất cập, đó là chưa thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy định trong các văn bản pháp luật chưa được cập nhật, bổ sung, sửa đổi; nhiều quy định về ưu đãi hỗ trợ chưa được thực hiện; các quy định về cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn thiếu hoặc chưa hợp lý…
PGS.TS Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng tại Hội nghị
Do đó, các đại biểu kiến nghị cần nghiên cứu, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật (Luật Giá, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng, Luật Giao thông đường bộ…) đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ; nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Cấp nước, Luật Thoát nước và xử lý nước thải; nghiên cứu lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành nước cho phù hợp với địa phương…

Nguồn tin: vwsa.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn


adv dien thoai

DKSDN online

tra cuu tt

tra cuu hddt
 
hddt
 
HDDT DVCT
Thăm dò ý kiến

Có bao giờ nghĩ nguồn nước của bạn đang sử dụng có thực sự an toàn vệ sinh?

Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1
  • Tháng hiện tại5,333
  • Tổng lượt truy cập3,088,053
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây